
Một bé trai 6 tháng tuổi ở Adachi, Tokyo, đã chết vì ngộ độc và suy hô hấp cấp sau khi được bố mẹ bón nước mật ong từ khi 1 tháng tuổi (nguồn : Vietnamnet)
Được biết, cha mẹ cậu bé tin rằng mật ong có tính kháng khuẩn và có ích cho cơ thể nên tự ý cho con mình dùng 2 lần mỗi ngày. Khoảng 5 tháng rưỡi, cậu bé bị ho không ngừng. Sau có dấu hiệu co giật, được đưa đi bệnh viện cấp cứu và tử vong sau 8 ngày vì suy hô hấp.
Bác sĩ xét nghiệm phân và đưa ra kết luận cậu bé 6 tháng tuổi bị ngộ độc Botulism – một tình trạng ngộ độc nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium Botulinum gây ra. Những vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hoá của em bé xấu số và phát triển trong đó. Nguyên nhân không đâu khác chính là từ hỗn hợp nước mật ong được bố mẹ cho dùng.
Chai mật ong bị nhiễm vi khuẩn chết người do cha mẹ bảo quản không đúng cách. Ngoài ra, trong quá trình ong chọn phấn hoa làm mật, có thể đã mang phải phấn hoa bị nhiễm loại khuẩn Clostridium botulinum.
Tham gia ngay cộng đồng review sách và đồ chơi an toàn lớn nhất cho bé tại: (Facebook Group) Review sách và đồ chơi an toàn
TRẺ SƠ SINH UỐNG MẬT ONG ĐƯỢC KHÔNG? TẠI SAO KHÔNG DÙNG MẬT ONG CHO TRẺ NHỎ?

- Trong mật ong, đặc biệt mật ong rừng hay là giờ có cả mật ong nhập ngoại như Manuka có rất nhiều protein lạ. Protein này từ các loại hoa khác nhau (có loại không ở Việt Nam) nên rất dễ gây ra những phản ứng cho cơ thể như sốc phản vệ, tím tái, co giật và có thể dẫn đến tử vong.
- Nguy cơ ngộ độc Botulinum. Chất độc botulinum do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra. Đây là một vi khuẩn kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động. Vi khuẩn C.botulinum có thể biến thành dạng nha bào vô cùng chắc chắn, có khả năng tồn tại cao. Do đó, C.botulinum phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Có thể tìm thấy trong đất vườn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc. Đặc biệt, nó phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày… Một số phấn hoa bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum, khiến mật ong cũng bị nhiễm khuẩn theo (dạng nha bào). Nha bào sau khi vào đường tiêu hóa sẽ phát triển và sinh độc tố. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ em lại vô cùng non nớt nên nếu chẳng may dùng phải mật ong bị nhiễm khuẩn này thì rất dễ bị trúng độc.
NGAY CẢ VỚI TRẺ LỚN VÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, MẬT ONG CŨNG CẦN SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH

- Không sử dụng chung với sữa đậu nành, tàu hũ.
- Không nên ăn chung với hẹ. Hẹ giàu vitamin C, dễ dàng bị các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong oxy hóa, mất tác dụng. Ngoài ra mật ong có tác dụng nhuận tràng, hẹ nhiều chất xơ sẽ gây tiêu chảy.
- Không nên ăn chung với hành. Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải axit amin có trong hành sẽ gây phản ứng sinh hóa không có lợi cho cơ thể, hoặc sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
- Cá chép, cá diếc: Đây là món cực kỵ với mật ong, nếu chẳng may ăn cùng một lúc có thể gây ra tình trạng ngộ độc nặng.
- Nước sôi: Thực chất nước sôi và mật ong không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước sôi có thể khiến thành phần dinh dưỡng trong mật ong bị biến mất hoặc thuyên giảm, gây lãng phí. Đó là lý do không dùng nước sôi để pha mật ong. Thay vào đó, nước nóng từ 35 – 40 độ C được cho là tốt nhất.
- Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể dùng mật ong nhưng dùng lượng ít và được thầy thuốc theo dõi, chỉ định.