Từ trước tới nay, khi nhắc đến cồn (alcohol) trong mỹ phẩm, người ta thường dấy lên sự e ngại. Thậm chí nhiều người chỉ tin tưởng và không ngừng tìm kiếm những sản phẩm có mác “alcohol free”. Vậy cồn trong mỹ phẩm có tác dụng gì? Cồn có thực sự “xấu như lời đồn”?
1. Cồn trong mỹ phẩm là gì?

Cồn khô (drying alcohol):
- Cồn khô trong mỹ phẩm là một loại cồn mang đặc tính giống với cồn trong rượu bia và thường xuất hiện dưới các tên ethanol, methanol, alcohol, ethyl alcohol, alcohol denat, benzyl alcohol, isopropyl alcohol…
- Cồn khô là một thành phần vô cùng hữu ích trong việc bảo quản và tăng tuổi thọ cho mỹ phẩm, nhờ đặc tính chống khuẩn và khử trùng hữu hiệu của mình.
- Cồn khô là dung môi hòa tan dưỡng chất, ngăn kết tinh, đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm đồng thời sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da. Với người dùng, khi sử dụng các sản phẩm có chứa cồn khô như nước hoa hồng chứa cồn, kem chống nắng chứa cồn, các bạn sẽ thấy kem thấm nhanh hơn, lỗ chân lông se nhỏ hơn và dầu trên da được hạn chế rất nhiều.
- Cồn khô thường được sử dụng trong các sản phẩm dành cho da dầu và da hỗn hợp thiên dầu do sẽ giúp làn da có cảm giác khô thoáng và bề mặt da bớt bóng dầu.
Cồn béo (fatty alcohol):
- Một số loại cồn béo thông dụng là Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol
- Cồn béo được sử dụng như chất nhũ hóa, chúng cải thiện độ nhớt và độ dày của sản phẩm.
- Cồn béo giúp làm mềm mại và duy trì độ ẩm cho da.
2. Mỹ phẩm có cồn là tốt hay xấu?
- Ethanol hay thường thấy trên các bao bì sản phẩm chỉ ghi là Alcohol, loại chất này các bạn có thể tìm thấy trên các sản phẩm kem chống nắng của Nhật Bản.
- Alcohol Denat thường được tìm thấy ở các sản phẩm của Châu Âu và Mỹ.
4. Làm thế nào để nhận biết cồn trong mỹ phẩm? Chọn nồng độ nào để an toàn?
Nhìn chung thì cồn trong mỹ phẩm không gây hại nhiều đến sức khỏe.
Để nhận biết được nồng độ cồn khô trong bảng thành phần là cao hay thấp, bạn hãy xem xét số thứ tự mà cồn khô được liệt kê trên đó. Nếu cồn khô được liệt kê ở gần cuối chứng tỏ nồng độ cồn khô trong sản phẩm thấp. Còn nếu cồn khô xuất hiện trong khoảng 6 thành phần đầu tiên, thì lúc này, nồng độ cồn khô được xếp vào loại cao.
- Nếu bị dị ứng với cồn thì tránh xa luôn sản phẩm có cồn
- Cân nhắc kỹ khi sử dụng với những bạn có làn da khô, da nhạy cảm, dễ kích ứng, da mụn.
- Cồn khô kết hợp với một số thành phần dưỡng ẩm khác giúp trung hòa “tính khô” sẽ là lựa chọn chân ái cho các bạn da dầu, hỗn hợp thiên dầu.

Làn da của mỗi người không giống nhau, nên cùng một loại sản phẩm, cùng nồng độ cồn có thể phản ứng trên da sẽ khác nhau. Quan trọng nhất là hiểu rõ về làn da của mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Đọc đến hết bài thì đừng “kỳ thị” cồn nữa bạn nhé ^^